BIC chi trả viện phí và các chi phí khác theo quy định tại Bảng Quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm đi khám chữa hoặc nằm viện nội trú do các nguyên nhân ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
Người được bảo hiểm:
Đơn bảo hiểm này sẽ bảo hiểm cho các công dân Việt Nam và Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam từ đủ 1 tuổi (12 tháng) đến đủ 65 tuổi tại thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo hiểm. Trẻ em từ 1-6 tuổi: Phải mua kèm bố hoặc mẹ. Chương trình bảo hiểm của con chỉ được áp dụng mức tương đương hoặc thấp hơn chương trình của bố/mẹ. Loại trừ:
• Những người bị bệnh tâm thần, bênh lao, bệnh phong, bệnh ung thư bệnh di truyền, bệnh bẩm sinh; • Những người bị thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên (trường hợp Người được bảo hiểm không có Giấy chứng nhận thương tật do cơ quan có thẩm quyền phát hành thì việc xác nhận tỷ lệ thương tật sẽ căn cứ theo quy định "Bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích" hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam). • Những người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật;
Đơn bảo hiểm này có thể được tái tục từ năm này sang năm khác trên cơ sở thoả thuận của các bên, nhưng trong mọi trường hợp Đơn bảo hiểm này sẽ chấm dứt đối với Cá nhân được bảo hiểm tại thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm mà trong thời hạn đó Cá nhân được bảo hiểm đạt 65 tuổi. Thông tin về các gói bảo hiểm:
Được thiết kế dành cho các khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm với cả 2 quyền lợi nội và ngoại trú. • Chi trả đến 1 tỷ đồng đối với trường hợp tai nạn;
• Chi trả đến 3 triệu đồng/1 lần khám và điều trị ngoại trú;
• Chi trả đến 10 triệu đồng/1 ngày điều trị nội trú;
• Chi trả đến 200 triệu đồng/1 ca phẫu thuật ;
Những điểm cần lưu ý:
- Quy định chi tiết về THỜI GIAN CHỜ đối với từng loại nhóm bệnh:
• Các bệnh hô hấp bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hen/suyễn, viêm phổi các loại: thời gian chờ 06 tháng cho đối tượng trẻ em từ 01 đến 06 tuổi;
• Thai sản: thời gian chờ 01 năm với sinh thường hoặc sinh mổ, 280 ngày với biến chứng thai sản;
• Các bệnh mãn tính, bệnh có sẵn: 365 ngày;
• Các bệnh thông thường không liệt kê trong quy tắc: 30 ngày; Từ năm bảo hiểm thứ hai trở đi, BIC sẽ chi trả bình thường cho các trường hợp loại trừ ở năm thứ nhất. - Thời gian nộp hồ sơ bồi thường: trong vòng 30 ngày kể từ ngày điều trị cuối cùng của mỗi đợt điều trị.
Phí bảo hiểm BIC Tâm An được thiết kế theo 07 Chương trình bảo hiểm với quyền lợi bảo hiểm từ thấp đến cao
Khách hàng lựa chọn Chương trình bảo hiểm và tham chiếu độ tuổi của Người tham gia bảo hiểm để có mức phí bảo hiểm tương ứng
Phí bảo hiểm cơ bản (bắt buộc): Là phí bảo hiểm cho phần Quyền lợi cơ bản gồm tai nạn và sức khỏe (ốm đau, bệnh)
Phí bảo hiểm mở rộng: Là mức phí cho các quyền lợi mở rộng bổ sung (optional) gồm Thai sản và Nha khoa
Khi khách hàng không may gặp phải các rủi ro được bảo hiểm cần phải điều trị tại các cơ sở y tế, khách hàng có thể lựa chọn một trong hai phương thức sau: 1. Trường hợp điều trị tại các Cơ sở y tế liên kết (bảo lãnh việnphí):
Nếu khách hàng tới các Cơ sở y tế liên kết, khách hàng sẽ được hưởng Dịch vụ Bảo lãnh viện phí của BIC.
Trình tự như sau:
1. Khi nhập viện hoặc khám ngoại trú khách hàng xuất trình các giấy tờ sau:
- Thẻ bảo hiểm BIC Care (nếu có);
- CMND/Hộ chiếu/Giấy khai sinh;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người giám hộ với NĐBH (đối với trẻ em) như: Hộ khẩu, đăng ký kết hôn …
- CMND/Hộ chiếu của người giám hộ NĐBH;
2. Cơ sở y tế sẽ trực tiếp liên lạc với Bộ phận bồi thường BIC để có Giấy chứng nhận bảo lãnh viện phí.
3. Khi xuất viện hoặc sau khi khám chữa bệnh:
- Bệnh nhân không phải thanh toán với bệnh viện những chi phí điều trị thuộc phạm vi bảo hiểm
- Ký xác nhận việc điều trị và các dịch vụ y tế đã sử dụng
- Thanh toán các chi phí y tế không thuộc phạm vi được bảo hiểm (nếu có) hoặc vượt hạn mức trách nhiệm bảo hiểm
Ghi chú:
- Thời gian bảo lãnh: Từ 08h00 đến 16h00 thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần.
- Trường hợp nhập viện trong thời gian nghỉ, khách hàng vui lòng đặt cọc nếu được yêu cầu. Dịch vụ Thanh toán trực tiếp sẽ được thu xếp vào ngày làm việc tiếp theo. Cơ sở y tế sẽ hoàn trả lại khách hàng khoản phí đặt cọc trước khi xuất viện. 2. Trường hợp điều trị tại các Cơ sở Y tế không liên kết:
Nếu khách hàng tới các Cơ sở y tế không liên kết (với điều kiện là đây là một cơ sở khám, chữa trị y tế hợp pháp được cơ quan Nhà nước công nhận) thì khách hàng sẽ không được hưởng Dịch vụ Thanh Toán hoàn trả của BIC, khi đó khách hàng cần tiến hành các thủ tục sau:
- Khách hàng tự thanh toán các chi phí điều trị;
- Thu thập hồ sơ, chứng từ và hoá đơn chi phí y tế;
- Gửi hồ sơ yêu cầu bảo hiểm cho BIC qua ứng dụng Mobile App (BIC Online) hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc EMS về chi nhánh BIC cấp đơn hoặc chi nhánh BIC gần nhất.
- Điền đầy đủ thông tin trên “Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm” và gửi hồ sơ yêu cầu trả tiền BH cho BIC trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc điều trị.
- Đối với trường hợp cần bổ sung chứng từ, chứng từ thiếu cần gửi bổ sung trong vòng 240 ngày kể từ ngày điều trị cuối cùng.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường
Để thuận tiện cho quý khách hàng trong việc hoàn thiện các thủ tục yêu cầu trả tiền bảo hiểm, xin vui lòng hoàn thiện các các chứng từ cần thiết như sau: 1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (Tải Giấy đề nghị bồi thường bảo hiểm sức khỏe):
Khách hàng cần điền thông tin đầy đủ lên Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (đặc biệt là các thông tin về mã số Thẻ BIC Care/BIC HealthCare, email, điện thoại, các chi phi y tế yêu cầu bồi thường; phương thức thanh toán, số tài khoản…).
Khách hàng có thể liên lạc với các công ty thành viên của BIC hoặc download từ trang web: www.bic.vn hay trang nội bộ để được cung cấp mẫu Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm. 2. Điều trị ngoại trú do bệnh:
- Phiếu khám bệnh / Sổ khám bệnh/Đơn thuốc: yêu cầu ghi rõ chẩn đoán bệnh của bác sĩ, có chữ ký của bác sĩ và con dấu của bệnh viện/Phòng khám/cơ sở y tế. Riêng đơn thuốc cần ghi rõ tên, số lượng thuốc và con dấu của Bệnh viện/Phòng khám/Cơ sở y tế.
- Chỉ định và kết quả các xét nghiệm, chiếu chụp hay chẩn đoán hình ảnh… (nếu có).
- Riêng với điều trị nha khoa: nêu rõ chi tiết răng điều trị và phương pháp điều trị.
- Bản gốc hóa đơn tiền khám chữa bệnh được phép lưu hành của Bộ Tài chính, hóa đơn ghi rõ tên cá nhân được bảo hiểm (bệnh nhân).
- Bảng kê chi tiết tiền khám chữa bệnh đính kèm hóa đơn (nếu có). 3. Điều trị nội trú do bệnh hoặc thai sản:
- Giấy xuất viện: ghi rõ ngày nhập viện, xuất viện và có dấu bệnh viện
- Phiếu phẫu thuật/ Phiếu mổ (trong trường hợp phẫu thuật) ghi rõ phương pháp Phẫu thuật và Điều trị
- Kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh trước khi nhập viện (nếu có)
- Đơn thuốc điều trị sau khi xuất viện (nếu có) ghi rõ tên bệnh nhân, loại thuốc, số lượng thuốc, ngày điều trị
- Bản gốc hóa đơn tiền khám chữa bệnh được phép lưu hành của Bộ Tài chính ghi rõ chi tiết loại thuốc và chi phí
- Bảng kê chi tiết tiền khám chữa bệnh đính kèm hóa đơn (nếu có) 4. Đối với trường hợp tai nạn:
- Bản tường trình tai nạn của Người được bảo hiểm có xác nhận của cơ quan chủ quản hoặc Cơ quan Công an hoặc Chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn:
+ Mẫu bản tường trình trong trường hợp số tiền bồi thường đến 10 triệu đồng.
+ Mẫu bản tường trình trong trường hợp số tiền bồi thường trên 10 triệu đồng.
- Giấy tờ xe và bằng lái xe (đối với xe trên 50 phân khối)
- Biên bản giám định thương tật (nếu có)
- Hồ sơ y tế: như điều trị ngoại trú và/hoặc điều trị nội trú
- Bản gốc hóa đơn tiền khám chữa bệnh được phép lưu hành của Bộ tài chính
- Bảng kê chi tiết tiền khám chữa bệnh đính kèm hóa đơn (nếu có) 5. Đối với trường hợp yêu cầu bồi thường lương trong thời gian điều trị:
- Giấy chứng nhận nghỉ BHXH/ Chỉ định nghỉ dưỡng thương (cho những bệnh viện không cung cấp được Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH)
- Bảng chấm công, Bảng lương có xác nhận của cơ quan chủ quản. 6. Đối với trường hợp tử vong:
- Giấy chứng tử và Giấy báo tử (trường hợp tử vong tại Bệnh viện)
- Giấy chứng nhận quyền thừa kế hợp pháp và giấy ủy quyền thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm
- Giấy tờ xác nhận mối quan hệ của những người thừa kế hợp pháp Một số điểm cần lưu ý: - Tất cả chi phí thanh toán trên 200.000 đồng phải cung cấp hóa đơn tài chính (là hóa đơn GTGT/ Hóa đơn bán hàng); - Đối với hóa đơn điện tử: + Khách hàng đề nghị Cơ sở y tế xuất hóa đơn điện tử cho BIC, trong đó tên người mua hàng là NĐBH; tên đơn vị, mã số thuế đơn vị, địa chỉ đơn vị là BIC. Khi đó Khách hàng cung cấp cho BIC các giấy tờ sau: * Hóa đơn điện tử (không cần hóa đơn chuyển đổi ra hóa đơn giấy) * Nội dung Email CSYT gửi hóa đơn điện tử cho KH + Trường hợp, hóa đơn xuất cho NĐBH (tên người mua, tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ đều là của NĐBH) thì khách hàng phải cung cấp cho BIC Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử ra dạng hóa đơn giấy. Hóa đơn chuyển đổi ra dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin: có dòng chữ “Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử” và có dấu của CSYT, có chữ ký của người thực hiện chuyển đổi, thời gian thực hiện chuyển đổi; - Thông tin trong phần này chỉ cung cấp sơ lược chung về chỉ dẫn bồi thường và không thể hiện sự thừa nhận của chúng tôi đối với trách nhiệm theo hợp đồng bảo hiểm.